Nhím kiểng bị chảy máu - Nếu một ngày nào đó bạn đến gần chuồng nhím kiểng và nhận thấy có rất nhiều vết máu dính vào thành chuồng, hoặc tận mắt chứng kiến thấy bé bôi choe chét máu khắp chuồng thì hãy khoan lo lắng, tìm hiểu nguyên nhân cho kĩ đã rồi khắc phục. Chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân thường thấy và biện pháp sau đây:
Quan sát kĩ xem chân, phần bụng hay cơ quan sinh dục có bị tổn thương gì không, nếu có hãy cố gắng cầm máu, sử dụng thuốc đỏ, bột bi để hỗ trợ làm liền vết thương, cố gắng thay các loại lót chuồng nào sạch nhất, để tránh trường hợp nhiễm trùng. Có thể dẫn đến hoại tử rồi tử vong.
Trường hợp thứ hai, cũng giống như con người vậy, nhím kiểng cái cũng có chu kì kinh nguyệt, hiện tượng bôi máu khắp chuồng chỉ xuất hiện ở các bé còn tơ, chưa qua giao phối. Nhưng các bạn hãy yên tâm, do lần đầu, các bé không biết làm sạch bộ phận dưới của mình nên xảy ra hiện tượng như vậy, qua thời gian chúng sẽ kĩ lưỡng hơn.
Trường hợp thứ ba, có thể là do trong quá trình mang thai, bé mẹ gặp phải một sự cố nào đó mà vô tình sảy thai, hoặc đẻ non chẳng hạn (chúng sẽ ăn con), chỉ còn lại bệt máu. Ở đây, các bạn không nên hốt hoảng, vội vàng. Hãy thật bình tĩnh, nhẹ nhàng thay phần lót chuồng dính máu, để bé thư thái, không tạo ra bất cứ sự đe dọa nào, cơ chế dinh dưỡng cũng nên tăng thêm sâu và một số quả chứa sắt. Sau một thời gian, bé sẽ trở lại như cũ thôi.
Trường hợp thứ tư, bị các loại côn trùng, kí sinh cắn, gây lở loét. Hãy quan sát trong chuồng xem “hung thủ” còn ở đó hay không, chúng thuộc loại nào. Có mang độc tố hay không. Ở trường hợp này, tốt nhất là mang đến thú y và xin thuốc của bác sĩ, kể rõ nguyên nhân là do con gì cắn. Khuyến cáo, không nên cho bác sĩ chích ngừa, hay thuốc kháng sinh nào vào cơ thể bé. Hầu hết các khách hàng của chúng tôi phản ánh, các bé đều ra đi khi chích các loại kháng sinh. Có lẽ là do cơ thể nhím kiểng chưa kịp thích nghi với các loại thuốc hiện nay có trên thị trường.
Thêm một trường hợp mới nữa mà chúng tôi ghi nhận được từ người nuôi. Theo thông tin mô tả từ bạn ấy thì bé nhím kiểng nhà bạn ấy tự tông mũi vào thành chuồng và chảy máu mũi. Triệu chứng kèm theo là bỏ ăn. Từ những biểu hiện ấy, chúng tôi đã đưa ra chẩn đoán là có thể bé đang bị sổ mũi (cảm cúm). Theo đó, cách trị, đầu tiên nên cho bé uống sữa không đường dành cho trẻ em dưới 1 tuổi (nếu có sữa dê thì càng tốt, lưu ý, các bé dưới 1 tháng tuổi thì nên tìm cho bằng được sữa dê vì nếu uống sữa bột nguy cơ tử vong cao) để chống mất sức do thiếu chất và thiếu nước. Sau đó nên mua ra hiệu thuốc tây mua TIFFY (loại siro) cho em nó uống. Với liều lượng khoảng 1/10 muỗng café, mỗi ngày uống 4 lần, sau khi uống siro nhớ cho uống thêm nước với lượng ít. Lý giải về việc bé tự tông mũi vào thành chuồng là do nước mũi đã bịt kín lỗ thở của bé. Bé nhím kiểng sẽ cảm thấy khó chịu và làm mọi cách để thông đường thở cho mình. Vì vậy, ngoài cho uống thuốc các bạn cũng nên vệ sinh sạch mũi các bé để bé nhím kiểng dễ thở hơn.
Nhím kiểng, Hamster, bọ ú lông xù PetXinh
Liên hệ: 0128.960.1992 (Kiên)
facebook: www.facebook.com/PetXinh
Liên hệ: 0128.960.1992 (Kiên)
facebook: www.facebook.com/PetXinh
0 nhận xét :
Đăng nhận xét